Theo tổ chức Nông lương thế giới, trong 100 năm qua, hơn 90% các giống cây trồng đã biến mất khỏi các cánh đồng, trang trại. Một nửa số giống vật nuôi đã bị mất. Các hệ thống sản xuất thực phẩm truyền thống, bao gồm cả kiến thức bản địa và văn hóa truyền thống, với sự phong phú đa dạng ở các địa phương đang bị đe dọa.
Đa dạng sinh học là cơ sở cung cấp thực phẩm, là nền tảng cho sức khỏe của loài người. Đa dạng sinh học giữ vị trí quan trọng trong dinh dưỡng của con người thông qua vai trò trong việc sản xuất thực phẩm toàn cầu; đảm bảo năng suất bền vững của đất và cung cấp nguồn gen cho cây trồng. Đảm bảo được cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm bổ dưỡng là yếu tố quyết định cơ bản của sức khỏe con người. Sự đa dạng về chủng loại, giống cũng như nguồn thực phẩm hoang dã và dược liệu là cơ sở cho chế độ ăn uống đa dạng, nguồn dinh dưỡng và sức khỏe tốt.
Giá trị của đa dạng sinh học chính là việc duy trì sự sống trên trái đất vì vậy, vai trò của nó vô cùng to lớn, với hai loại giá trị: giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp. Giá trị kinh tế trực tiếp của nó là những giá trị của các sản phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Giá trị gián tiếp gồm những cái mà con người không thể bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và chất lượng nước, bảo vệ đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hòa khí hậu và cung cấp những phương tiện cho tương lai của xã hội loài người.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng như thực tiễn đã chứng minh hệ sinh thái đa dạng thể hiện tính ưu việt hơn trong việc cung cấp những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống như thực phẩm và nước sạch. Mặt khác, hệ sinh thái đa dạng cũng phục hồi nhanh hơn sau thiên tai.
Giá trị của đa dạng sinh học được thể hiện qua các vai trò cơ bản sau:
Thứ nhất: Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất
Các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển của các chu trình địa hóa: oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh như cácbon, nitơ. Chúng duy trì tính ổn định và màu mỡ của đất ở hầu khắp các vùng trên trái đất, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm, giảm nhẹ thiên tai.
Để tồn tại và phát triển, loài người luôn dựa trên hai nguồn năng lượng chính mà thiên nhiên phải mất hàng triệu triệu năm để hình thành. Đó là: Năng lượng hóa thạch là nguồn tài nguyên không tái tạo, vì vậy phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm và đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo, nhưng không phải là vô hạn, nên cần phải được sử dụng hợp lý.
Thứ hai: Bảo vệ tài nguyên đất và nước
Nguồn nước đảm bảo cho sự sống của muôn loài
Đa dạng sinh học còn có các chức năng quan trọng như như điều hoà nước, chống xói mòn, đồng hóa chất thải, làm sạch môi trường, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên, giảm thiểu thiên tai/các hậu quả cực đoan về khí hậu.
Các quần xã sinh vật bảo vệ rừng đầu nguồn, những hệ sinh thái vùng đệm, giảm nhẹ mức độ lũ lụt và hạn hán cũng như duy trì chất lượng nước. Tán cây và các lớp lá rụng dưới đất ngăn cản sức rơi của những giọt mưa làm giảm tác động của mưa lên đất; rễ cây và các vi sinh vật đất làm thông thoáng không khí trong đất và giảm bớt khả năng xảy ra lũ lụt khi có mưa lớn và làm cho dòng chảy chậm lại đến hàng ngày, hàng tuần sau khi mưa.
Thứ ba, điều hoà khí hậu
Quần xã thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc điều hoà khí hậu địa phương, khí hậu vùng và ngay cả khí hậu toàn cầu. Trong khuôn khổ địa phương, cây cối cung cấp bóng mát và khuếch tán hơi nước làm giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng nực. Cây cối trong vườn, trong công viên còn có tác dụng chắn gió và hạn chế sự mất nhiệt từ các tòa nhà lớn trong điều kiện khí hậu lạnh giá.
Thứ tư, phân huỷ các chất thải
Các quần xã sinh vật có khả năng phân huỷ các chất gây ô nhiễm kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải sinh hoạt khác đang ngày càng tăng do các hoạt động của con người. Các loại nấm và vi khuẩn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong những quá trình phân huỷ này. Khi những hệ sinh thái như vậy bị tổn thương hay bị suy thoái thì cần phải thay thế bằng một hệ thống nhân tạo để kiểm soát ô nhiễm với giá tiền đắt gấp nhiều lần với chức năng tương tự.
Thứ năm, khả năng sản xuất của hệ sinh thái
Khả năng quang hợp của các loài thực vật và các loài tảo lam làm cho năng lượng mặt trời được cố định lại trong những tế bào sống. Năng lượng được tích lũy trong thực vật được con người thu lượm để sử dụng (thu lượm củi hoặc cắt cỏ làm thức ăn cho gia súc hay hái lượm các loại rau, thực phẩm trong thiên nhiên). Những vật liệu có nguồn gốc thực vật cũng là điểm khởi đầu của các chuỗi thức ăn.
Ở các khu vực cửa sông, dải ven biển là nơi thực vật và tảo thường phát triển rất mạnh. Những thực vật và tảo là mắt xích đầu tiên của hàng loạt các chuỗi thức ăn tạo thành các hải sản như trai, sò, tôm, cua.
Những giá trị kinh tế gián tiếp của đa dạng hệ sinh thái như các quá trình xảy ra trong môi trường và các chức năng của hệ sinh thái là những mối lợi không đo đếm được và là vô giá. Do những lợi ích này không phải là hàng hoá hay là dịch vụ nên thường không tính đến trong quá trình tính toán giá trị GDP của quốc gia. Tuy vậy, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì các sản phẩm tự nhiên mà nền kinh tế các nước không bị phụ thuộc.
Chúng ta nhận được rất nhiều lợi ích từ các loài và hệ sinh thái. Chúng:
- Cung cấp thức ăn và đồ uống
Đa dạng sinh học cung cấp thực phẩm cho con người. Khoảng 80 phần trăm nguồn cung cấp thực phẩm của chúng ta đến từ chỉ 20 loại thực vật. Con người sử dụng ít nhất 40.000 loài thực vật và động vật mỗi ngày. Mặc dù nhiều loại động vật được sử dụng làm thực phẩm, hầu hết nguồn tiêu thụ tập trung vào một vài loài.
- Tạo oxy
- Làm sạch nước
- Tạo ra thuốc
Một tỷ lệ đáng kể của thuốc có nguồn gốc, trực tiếp hoặc gián tiếp, từ các nguồn sinh học; trong hầu hết các trường hợp, các loại thuốc này hiện không thể được tổng hợp trong môi trường phòng thí nghiệm. Hơn nữa, chỉ có một tỷ lệ nhỏ trong tổng số đa dạng của thực vật đã được nghiên cứu kỹ lưỡng cho các nguồn thuốc mới tiềm năng. Nhiều loại thuốc và kháng sinh cũng có nguồn gốc từ vi sinh vật.
- Vật liệu công nghiệp
Một loạt các vật liệu công nghiệp có nguồn gốc trực tiếp từ tài nguyên sinh học. Chúng bao gồm vật liệu xây dựng, sợi, thuốc nhuộm, nhựa, nướu, chất kết dính, cao su và dầu. Có tiềm năng to lớn để nghiên cứu sâu hơn về việc sử dụng bền vững các vật liệu từ sự đa dạng rộng lớn hơn của các sinh vật.