Khái niệm rừng, hệ sinh thái rừng & Các kiểu hệ sinh thái rừng

Khái niệm rừng, hệ sinh thái rừng

Thế nào là rừng?

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.

Thế nào là hệ sinh thái rừng?

Hệ sinh thái rừng là một hệ sinh thái mà thành phần nghiên cứu chủ yếu là sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ động vật và vi sinh vật rừng) và môi trường vật lý của chúng (khí hậu, đất). 

Các kiểu hệ sinh thái rừng

Một hệ sinh thái rừng là một khu vực rộng lớn của đất được bao phủ bởi cây, các loại cây gỗ khác và các loài động vật sống thường được chia thành ba loại: Rừng mưa nhiệt đới, rừng rụng lá và rừng lá kim.

Các khu rừng nhiệt đới nằm gần xích đạo (trung tâm của Trái đất), nơi khí hậu luôn ấm áp, mưa nhiều. Trong rừng mưa nhiệt đới, mưa hầu như hàng ngày (lượng mưa bình quân năm lớn) và đây là nơi cư trú của rất nhiều loài động, thực vật khác nhau sống ở các tầng khác nhau.

Những khu rừng rụng lá gồm những loài cây rụng lá vào mùa thu. Ở rừng rụng lá thường có hai mùa: Mùa hè và mùa đông, giun, ốc và nhện sống trong vùng đất màu mỡ. Vào mùa đông, động vật sống trong các khu rừng rụng lá thường ngủ đông và chim di cư đến các khu vực ấm hơn trên khắp thế giới. Gấu trúc, thỏ và sóc là những động vật điển hình sống trong rừng rụng lá.

Để lại bình luận

Dấu chân tự nhiên

Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Tầng 8, tòa nhà Sannam, số 78 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline: 091 290 2277
Email: info.dauchantunhien@gmail.com

dauchantunhien.com © 2023. All rights reserved.