Mục tiêu:
- Phân biệt các loài thực vật và động vật bản địa qua việc nghe, nhìn, chạm và thu thập các mẫu vật ít gây ảnh hưởng tới thiên nhiên.
- Giải thích mối liên kết giữa các loài động thực vật bản địa trong hệ sinh thái của chúng ta
- Nhận biết các mối nguy hại đối với hệ sinh thái rừng bản địa và cách những mối nguy hại này gây ảnh hưởng tới mạng lưới hệ sinh thái.
Hoạt động 1: Bức tranh về những loài cây (Nhận biết hình dạng và làm quen với cây)
Thông qua những trải nghiệm này, trẻ sẽ tìm kiếm những hình dạng và màu sắc có trong môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Trẻ sẽ khám phá cây cối và các bộ phận của cây thông qua việc sử dụng xúc giác. Trẻ sẽ cảm nhận được vỏ cây sần sùi, rêu xốp, gai nhọn và nhựa cây dính.
Hầu hết tất cả các học sinh, không phân biệt lứa tuổi, đều có thể tưởng tượng được hình dạng của cây cối nhưng nhiều bạn lại không quen thuộc với cấu trúc thực tế của cây. Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ được trải nghiệm các hoạt động ngoài trời để có cái nhìn gần gũi hơn về cây với các bộ phận nó.
Trước cuộc phiêu lưu ngoài trời, hãy bảo trẻ nhắm mắt và tưởng tượng về một loài cây. Yêu cầu trẻ tưởng tượng về hình dáng, thứ tự các nhánh cây, thân cây và cấu trúc lá của loài cây đó, rồi để trẻ vẽ một bức tranh về loài cây đó từ trí nhớ của mình. Tiếp đó, cho trẻ đi ra ngoài với một cuốn sổ phác thảo để có cái nhìn kỹ hơn.
Trên đường đi bộ, tìm một số loài cây khác nhau để học sinh quan sát. Hỏi học sinh những câu hỏi sau:
- Hình dạng của thân cây ra sao? Cao, thẳng, cong, hay xù xì? Có một thân cây hay chia thành nhiều thân cây?
- Vỏ cây có màu gì? Cảm giác như thế nào? Trông ra sao?
- Những nhánh và cành cây có hình dạng gì?
- Có hoa, quả, hạt trên cây không?
- Màu sắc và hình dạng của lá hoặc lá kim? Chúng nằm ở đâu trên cây?
- Hình dạng tổng thể của tán cây là gì?
Khi quan sát, vẽ các bản phác thảo để ghi lại dữ liệu quan sát. Sau khi quan sát hoàn tất, yêu cầu học sinh vẽ một bức tranh cây thứ hai.
So sánh và đối chiếu hai bản vẽ. Những chi tiết mới xuất hiện trong bản vẽ thứ hai là gì?
Những đặc điểm nào giữa hai bản vẽ tương tự nhau? Sử dụng mẫu biểu đồ so sánh này để hỗ trợ học sinh đưa ra các so sánh.
Cấu trúc cây | Hình dạng khi vẽ | Hình dạng qua quan sát |
Hình dạng thân cây | ||
Màu sắc, cấu trúc, hình thái vỏ cây | ||
Kiểu, cấu trúc, hình thái các nhánh cây | ||
Hình dạng, cấu trúc, màu sắc của lá | ||
Mẫu lá đính kèm | ||
Hạt, hoa hoặc quả | ||
Hình dạng của cây | ||
Các loài thực, động vật trên cây |
Hoạt động 2: Âm thanh xung quanh ta (Thính giác)
Thông qua những trải nghiệm này, trẻ khám phá âm thanh của thiên nhiên và bắt chước âm thanh sử dụng giọng nói của mình.
Trẻ có thể lắng nghe âm thanh của môi trường xung quanh và nhận biết loại âm thanh mình nghe được.
Danh sách âm thanh thiên nhiên
Hoạt động 3: Chúng ta đều cần đến cây cối (Khứu giác và vị giác)
Để khám phá ra các loài cây thuộc cây gỗ thơm, cây gia vị, hoặc các loài cây ăn quả, trẻ sẽ phải sử dụng khứu giác và vị giác để nhận biết và phân biệt.