Mục tiêu:
Dạy trẻ về tác hại của rác thải đối với môi trường. Giúp trẻ nhận thức rằng tầm quan trọng của lợi ích của việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế là việc làm thiết yếu để bảo vệ môi trường.
Sau khi hoàn thành bài 4, hãy dạy trẻ về tác hại của rác thải đối với môi trường. Đưa cho trẻ một tờ giấy kèm bút chì. Yêu cầu trẻ lập bảng ba cột với các tiêu đề: Tái chế, tái sử dụng, và rác. Dạy trẻ cách phân loại rác.
Có thể tái chế | Có thể tái sử dụng | Rác |
Can sữa (nhựa) | Túi giấy | Nắp chai (kim loại và nhựa) |
Báo giấy và tạp chí | Vụn len | Đĩa giấy đã qua sử dụng |
Thủy tinh (không màu, màu xanh, màu nâu) | Bút màu cũ | Vỏ kẹo |
Chai nhựa | Đĩa (sứ) | Tuýp kem đánh răng rỗng |
Thư rác, sổ điện thoại | Hộp nhựa | Vỏ đựng khoai tây chiên |
Hợp kim nhôm | Thìa | Khăn giấy |
Can kim loại | Hộp, bìa các tông | Giấy ăn |
Can nhựa hai lít | Chai nhựa tái sử dụng |
Sau đó, tìm ba chiếc hộp chứa (túi/hộp) để phân loại rác. Chia trẻ thành 4 đội.
Sử dụng rác thải mà trẻ đã nhặt để phục vụ một cuộc thi nhỏ giữa các đội. Đội nào phân loại rác nhanh và đúng nhất sẽ là đội chiến thắng. Sau đó dạy trẻ cách giảm thiểu, tái sử dugnj và tái chế.
Hoạt động 1: Cách giảm thiểu rác thải
- Yêu cầu trẻ chỉ nên lấy khẩu phần ăn phù hợp với sức ăn của mình để tránh để lại thức ăn thừa, gây lãng phí.
- Hướng dẫn trẻ cách tận dụng giấy để viết hoặc vẽ thay vì lãng phí cả tờ giấy chỉ để viết vài dòng.
- Thuyết phục trẻ mua những sản phẩm theo túi như túi ngũ cốc hay bột giặt để tránh lãng phí giấy gói, túi đựng các sản phẩm đó.
- Khuyên trẻ nên sử dụng các loại túi đựng tái sử dụng thay vì túi nhựa hoặc túi giấy.
- Dạy trẻ cách hạn chế sử dụng các sản phẩm nước đóng chai hoặc sản phẩm đựng trong hộp xốp.
- Hình thành thói quen trồng rau quả tại nhà để giảm thiểu việc mua sắm.
- Chọn các sản phẩm có độ bền cao để hạn chế việc thay thế thường xuyên.
Hoạt động 2: Cách tái sử dụng
- Thử thách trẻ sáng tạo những cách khác nhau để tận dụng giấy gói và những chai lọ rỗng.
- Sáng tạo thủ công để biến những hộp các tông, ống cuộn, hoặc khay đựng trứng thành những vật dụng có ích như chậu trồng cây, hộp đựng bút.
- Lựa chọn những hộp đựng mà có thể làm đầy (hộp nhựa, thùng các tông đã qua sử dụng).
- Gợi ý cho trẻ về việc sử dụng những mẩu màu vụn để làm nến tặng quà.
- Thử và sửa chữa các vật dụng, sửa những sản phẩm nhưng khi có thể, sửa quần áo sử dụng những thứ có sẵn thay vì mua đồ mới.
- Tận dụng giấy bằng cách in cả hai mặt giấy.
Hoạt động 3: Cách tái chế
- Tạo thói quen cho trẻ về việc phân loại rác thải vào thùng có thể tái chế và không thể tái chế.
- Khuyến khích trẻ tham gia vào các chương trình tái chế tổ chức bới các trường học hoặc chính quyền địa phương.
- Tìm kiếm những cửa hàng bán lẻ chấp nhận đổi những sản phẩm bỏ đi như: hộp, pin, chai rỗng và để trẻ tham gia vào các hoạt động trao đổi này.
- Chúng ta cũng có thể tạo một hố tự phân hủy ở sân sau để tiêu hủy rác thải gia đình.
- Yêu cầu trẻ tìm cách để tái chế hộp các tông, báo cũ, hộp, và biến chúng thành những vật có ích.
- Khuyến khích trẻ trồng cây. Chúng ta cũng có thể tái chế cỏ bằng cách chôn cỏ sau khi cắt cùng với đất để cải tạo đất.
Hoạt động 4: Trò chơi tái chế cho trẻ
4.1 Không lãng phí nước
Nguyên liệu:
- Các vật chứa không dễ vỡ (Chai nhựa, lon nước)
- Nước
Hướng dẫn:
- Chia trẻ thành hai đội.
- Đổ đầy nước vào một vật chứa sạch cho mỗi đội. Đảm bảo rằng mỗi vật chứa đều có kích cỡ bằng nhau và được đổ nước tới miệng.
- Hãy đặt ra vạch xuất phát và đích.
- Khi bạn nói “Xuất phát”, người chơi đầu tiên từ mỗi đội phải chạy từ vạch xuất phát đến đích rồi quay lại và truyền vật chứa cho người tiếp theo trong hàng.
- Đội nào còn lại nhiều nước nhất sau trò chơi sẽ là đội thắng cuộc.
4.2 Bằng chuyền tái chế:
Nguyên liệu:
- 3 hộp có dán nhãn: Tái chế, tái sử dụng, và rác
- Hai hộp rác sạch
- Trò chơi này có thể dành cho các nhóm tuổi. Về cơ bản, bạn phải thu thập các vật liệu tái chế, tái sử dụng và rác thải. (khoảng 20 cái)
- Bây giờ đặt ba hộp ở cuối khu vực chơi. Hộp tái sử dụng nên được đặt gần nhất; Hộp tái chế phải được đặt ở giữa và Hộp rác xa nhất.
- Các đội chơi phải tìm ra những gì họ phải làm với từng vật phẩm và sau đó chạy đến xô và đặt vào thùng thích hợp.
- Càng tái sử dụng, thì sẽ có càng nhiều các mặt hàng có thể tái chế. Điều này cũng làm tăng cơ hội chiến thắng của đội chơi. Bên cạnh đó, điều này sẽ củng cố ý tưởng rằng tái sử dụng là rẻ hơn và đòi hỏi ít tài nguyên hơn so với tái chế. Tái chế, mặt khác, sử dụng ít tài nguyên hơn so với các vật phẩm rác bị bỏ đi.
- Vào cuối trò chơi, bạn phải xem lại từng vật phẩm trong thùng. Các thành viên phải giải thích cách họ sử dụng lại một vật phẩm trong thùng tái sử dụng để xác nhận rằng các vật phẩm được vào thùng tái chế thực sự có thể được tái chế.
- Bạn có thể trừ điểm nếu bạn cảm thấy vật phẩm được đặt trong bất kỳ thùng nào là sai.
4.3. Bình hoa thủy tinh
Nguyên liệu:
- Một chai hoặc lọ thủy tinh rỗng
- Khăn giấy với nhiều màu sắc khác nhau
- Cây kéo
- Hồ dán
- Hộp đựng hồ dán (Hộp nhựa đựng kem tái sử dụng)
- Bàn chải đánh răng hoặc bàn chải cũ
Hướng dẫn:
- Yêu cầu trẻ đồ một ít hồ dán vào hộp đựng và cắt giấy ăn thành những mảnh nhỏ
- Sau đó trẻ phải đặt các mảnh khăn giấy vào chai thủy tinh và quét hồ lên nó. Trẻ sẽ tiếp tục làm điều đó cho đến khi chai được bao phủ hoàn toàn. Yêu cầu trẻ thử phương pháp chồng chéo để hiệu ứng cho bình hoa. Để chai khô.
- Trẻ có thể sử dụng nó như một chiếc bình, hộp đựng bút chì hoặc kẹo, hoặc hộp đựng sưu tầm nhỏ.
Mẹo – Trẻ em thậm chí có thể sử dụng hình ảnh từ sách hoặc tạp chí thay vì giấy lụa.
4.4 Xây tháp:
Nguyên liệu: Thùng rác chứa đầy lon nhôm sạch
Hướng dẫn:
- Chia trẻ em thành 2 đến 3 đội. Mỗi lần chơi sẽ chỉ bao gồm một đội
- Cung cấp cho mỗi đội một thùng rác chứa đầy lon nhôm.
- Khi bạn nói “Bắt đầu”, trẻ em phải xếp chồng các lon lên nhau trong vòng hai phút. Mỗi thành viên phải lần lượt xây dựng tòa tháp.
- Người chơi xây dựng tòa tháp cao nhất sẽ đại diện cho đội của mình trong trận đấu cuối cùng trong trò xếp lon. Trận đấu cuối cùng sẽ quyết định người chiến thắng.