CHƯƠNG TRÌNH TRẢI NGHIỆM 2 NGÀY TẠI VQG CÚC PHƯƠNG

 

I. NỘI DUNG BUỔI HỌC:

Nhà sàn ở Hồ Mạc nè!

  1. Buổi sáng ngày 1:

Di chuyển trên xe, nghe hướng dẫn viên thuyết minh sơ qua về các lịch sử cũng như tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Cúc Phương. 

Tham gia 1 số trò chơi hỏi nhanh đáp gọn và các hoạt động hoạt náo liên quan đến kiến thức về tự nhiên

2. Buổi chiều ngày 1: 

  • Di chuyển vào khu vực Hồ Mạc, thực hiện 1 số thí nghiệm về xói mòn đất cũng như chu trình sinh dưỡng của cây. 
  • Kiến thức về loại côn trùng, phân biệt các loại côn trùng khác nhau. Dùng kính lúp quan sát đặc điểm của chúng
  • Thăm trung tâm bảo tồn rùa, trung tâm cứu hộ Linh trưởng trong khuôn viên của Vườn. Lắng nghe chia sẻ của cán bộ quản lý nơi đây về đặc điểm của mối loài cũng như tính nguy cấp cần bảo tồn.

Chúng tớ truy tìm Châu chấu !

  • 3. Buổi tối ngày 1: 
  • Thăm tê tê và thú ăn thịt nhỏ cũng như quan sát hoạt động của các loại côn trùng về đêm
  • 4. Buổi sáng ngày 2:
  • Di chuyển vào Trung tâm Bống. tham gia hoạt động trekking đến cây chò chỉ hàng trăm năm tuổi.
  • Trên đường đi lắng nghe chia sẻ của cán bộ quản lý Vườn về:
  • Lịch sử hình thành của Vườn, những dự kiến quy hoạch trong tương lai.
  • Các tầng tán trong rừng và các tầng tán ở Vườn quốc gia Cúc Phương.                     Bọn tớ dưới gốc chò hàng trăm năm tuổi!

Cấu trúc rừng thường được phân thành 5 cấp (5 tầng). Cụ thể:                       

Tầng thứ nhất: Tầng cây vượt tán rừng, gồm các cây cao to, cao nhất trong lâm phần tán vượt khỏi tầng rừng chính. Thông thường, tầng thứ nhất chiếm tỷ lệ 5% tổng số cây. Những thực vật ở tầng này chịu nhiều tác động của thời tiết như gió to, mưa lớn thậm chí là cả sấm chớp. 

  • Tầng thứ 2: Tầng cây gỗ cao gồm những cây chiếm ưu thế, tầng này được ví như một chiếc mái che khổng lồ của rừng bao gồm những cây gỗ cao và lâu năm nhất. Những loài động vật sinh sống ở tầng này thường bao gồm: Chim, ếch cây, rắn, thằn lằn và các loại bò sát.
  • Tầng thứ 3: Tầng cây gỗ cao trung bình, nằm ngay dưới tầng thứ hai, bao gồm những cây có đường kính và chiều cao trung bình, đây là nơi sinh sống của các loài thực vật đang trong quá trình phát triển. Vì được bao phủ bởi tầng thứ nhất và thứ hai, các thực vật ở tầng này chịu ít tác động của thời tiết hơn. Đây là nơi cư ngụ của các loài chim, bướm, ếch, sóc, và gấu mèo (ở phía bắc), hay khỉ ( ở vùng gần xích đạo)…
  • Tầng thứ 4,5: Là những cây bị chèn ép, kém phát triển, tầng cây bụi và cây thân thảo, dây leo… Là hai tầng tiếp theo của rừng mưa nhiệt đới. Những tầng này được tạo thành từ nhiều loại cây con, cây tái sinh và nhiều loại thực vật khác nhau. Rêu và nhiều loài hoa thân thảo khác nhau cũng được tìm thấy trong tầng này, ong, ong vò vẽ, bướm và chim đều sống ở tầng này. Cuối cùng, nền rừng có một lớp lá rơi từ các tầng trên. Bên dưới lớp lá là lớp đất màu mỡ có thể là nơi trú ngụ của giun, sên, ốc, và rết…
  • Các loài động, thực vật nổi bật có tại rừng: chò chỉ, cây đăng cổ thụ, hươu, nai, bươm bướm ….
  • Rất nhiều loài cây được dùng làm thuốc với số lượng lên đến 433 loài, trong đó có nhiều cây thuốc quý trong tự nhiên.
  • Chia sẻ về một số loài cây có thể ăn được, cách lấy nước từ thực vật để sinh tồn trong rừng. 
  • 5. Buổi chiều ngày 2: Di chuyển về Hà Nội và chia sẻ kỉ niệm về chuyến đi.
  • II. Cảm nhận sau chuyến đi:
  • Qua 2 ngày tham quan, học tập, tìm hiểu và trải nghiệm tại Vườn quốc gia Cúc Phương – Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam các con đã thu được cho mình rất nhiều kiến thức về thế giới rừng rộng lớn.
  • Các bạn nhỏ mong muốn được sống hòa mình với thiên nhiên cũng như mọi người cùng chung tay bảo vệ và bảo tồn các loài động thực vật trên thế giới.

   Đây là Động Người Xưa- Một trong những hang động cổ xưa nhất ở Việt Nam đó các bạn!

Dấu chân tự nhiên!

 

Để lại bình luận

Dấu chân tự nhiên

Thông tin liên hệ
Địa chỉ: Tầng 8, tòa nhà Sannam, số 78 Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline: 091 290 2277
Email: info.dauchantunhien@gmail.com

dauchantunhien.com © 2023. All rights reserved.