I. Nội dung các buổi học:
Buổi sáng: Thăm đồi cừu Gia Hưng, tìm hiểu về đặc tính sinh hoạt của loài cừu – một trong những loài động vật đã được thuần hóa phục vụ mục đích sống của con người.
Yên bình sớm mai ở Gia Hưng!
- Buổi chiều:
- Đi thuyền trên đầm, tìm hiểu thêm kiến thức về các loại thực vật dưới nước tiêu biểu ở đây như: Lau, sậy, hoa súng,….
- Lồng ghép kiến thức sinh học: Khái niệm về hệ sinh thái, các thành phần của hệ sinh thái:
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh), các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường như đất, nước, nhiệt độ, không khí…tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Ví dụ: Như trong hệ sinh thái đầm ngập nước Vân Long, các sinh vật sống như cây, thực vật, động vật, rong, bèo…tương tác với nhau và tương tác với sinh vật vô sinh như nước, mặt trời, khí hậu và đất.
- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:
+ Các thành phần vô sinh như đất, đá, nước, thảm mục, nhiệt độ..
+ Sinh vật sản xuất là thực vật
+ Sinh vật tiêu thụ là động vật ăn động vật và động vật ăn thực vật
+ Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm,…
Hệ sinh thái đầm ngập nước Vân Long!
- Tìm hiểu kiến thức về tập tính sinh sống, môi trường, thức ăn của loài Voọc quần đùi trắng vô cùng quý hiếm cũng như những loài chim tại đầm ngập nước Vân Long . Đồng thời, giáo dục các các con về tình yêu thiên nhiên, tính cấp thiết cần được bảo tồn của 1 số loại động thực vật trước nguy cơ tuyệt chủng. Đó cũng là bài học về việc bảo tồn tính đa dạng sinh học trên thế giới.
- II. Cảm nhận của các con sau buổi trải nghiệm:
- Lần đầu tiên nhìn thấy loài voọc quần đùi trắng các con cảm thấy rất thích thú.
- Việc được hòa mình vào thiên nhiên rộng lớn thật tuyệt vời và các con luôn ý thức được những việc cần làm để bảo vệ thiên nhiên, môi trường xung quanh.
Thiên nhiên hoang sơ, hữu tình!